Các chiến dịch Binh đoàn Lê dương Pháp

Algérie

Năm 1830, Pháp tiến hành xâm lược Algérie, đây cũng là chiến dịch đầu tiên Lê dương tham chiến. Abdel El-Kader, tiểu vương Mascara, đã lãnh đạo nhân dân Algérie nổi dậy chống lại Pháp. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra khắp nơi. Ngày 11 tháng 11 năm 1832, Abdel El-Kader dẫn 3 nghìn kỵ bình tiến đánh Sidi-Chabal (gần Oran), Algérie. 

Trong các đơn vị Pháp phòng thủ Oran có tiểu đoàn 4 Lê dương. Trận đánh ác liệt kéo dài đến tối, Abdel El-Kader ra lệnh rút lui. Tuy không chiếm được Oran nhưng quân đội của Abdel El-Kader đã làm cho quân Pháp lo sợ. Phong trào khởi nghĩa của Abdel El-Kader còn kéo dài nhiều năm sau tại Algérie mới bị dập tắt. 

Năm 1834, các binh sĩ người Tây Ban Nha của tiểu đoàn 4 được giải ngũ để trở về tổ quốc, phiên hiệu tiểu đoàn 4 được tiểu đoàn 5 tiếp nhận. Ngày 16 tháng 12 năm 1836 vua Louis-Philippe cho thành lập Lê dương thứ 2 để tiếp viện cho quân đội Pháp tại Algérie, 3 tiểu đoàn mới được thành lập để lấp vào chỗ trống của những đơn vị lính Tây Ban Nha đã trở về nước. Năm 1840, hai tiểu đoàn 4 và 5 tiếp tục được thành lập tại PauPerpignan.

Chiến tranh Krym (1854-1856)

Ngày 20 tháng 9 năm 1854, 2 trung đoàn Lê dương đã tham chiến ở trận Alma và sau đó tham gia Cuộc bao vây Sevastopol trong mùa đông 1854-1855. Ngày 21 tháng 6 năm 1855, đại đội Lê dương tinh nhuệ của tiểu đoàn 3 cũng rời đảo Corse tới bán đảo Krym. Ngày 8 tháng 9 cùng năm trung đoàn Lê dương số 2 tham chiến trận cuối cùng của chiến tranh Krym.

Chiến dịch Ý

Là một bộ phận của quân đội châu Phi, Lê dương Pháp đã tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập thứ hai của Ý. Họ đã tham gia vào hai trận đánh lớn là trận Magenta ngày 4 tháng 6trận Solférino ngày 24 tháng 6 năm 1859.

Chinh phục Mexico

Ngày 25 tháng 3 năm 1863 trung đoàn Lê dương Pháp đặt chân tới México với nhiệm vụ hộ tống đoàn vận tải từ Veracruz đến Puebla. Tuy vậy đại đội 3 của trung đoàn này đã tham gia nổ súng trong trận Camerone. Năm 1864 trung đoàn Lê dương tại Mexico được tái cơ cấu lại thành 4 tiểu đoàn, toàn bộ đơn vị cũng rời Sidi bel Abbès về Aix-en-Provence để tuyển mộ thêm lính và tiếp viện cho lực lượng Pháp tại Mexico. Từ tháng 12 năm 1864 đến tháng 2 năm 1865, một số đơn vị của Lê dương đã tham gia cuộc bao vây Oaxaca. Ngày 3 tháng 7 năm 1866, đại đội 3 và 5 của tiểu đoàn 4 gồm 125 lính Lê dương dưới sự chỉ huy của đại úy Frenet đã giữ vững trận địa sau 48 giờ tấn công của một lực lượng áp đảo 600 lính Mexico. Sau khi cuộc chinh phục của người Pháp thất bại, các đơn vị Lê dương cũng quay trở lại Pháp.

Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 - 1871)

Vào ngày 19 tháng 7 năm 1870, Đế chế Pháp tuyên chiến Vương quốc Phổ, mở ra cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Napoléon III xua quân đánh Phổ, nhưng quân đội Phổ giành lại thế chủ động và truy kích đối phương đến miền Đông Nam Pháp. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1870, Napoléon III cho thành lập Tiểu đoàn Lê dương số 5, bao gồm binh lính đến từngười Áo, Thụy Sĩ, Bỉ, Ý, Serbia, Tây Ban Nha, Ba Lan nhưng dĩ nhiên là không có người Đức. Trong Tiểu đoàn Lê dương này có sự tham gia của Hoàng tử Karageorgevitch (sau lên làm vua Peter I nước Serbia) dưới ẩn danh là Kara. Không những thế, hai Tiểu đoàn Lê dương khác gồm 2.000 lính người châu Phi đổ bộ lên Toulon ở miền Nam Pháp. Nhưng Lê dương Pháp liên tục bị quân Phổ đánh tan tác (chẳng hạn như cuộc triệt thoái của họ sau khi quân Phổ và quân Bayern chiếm được làng Arthenay vào giữa tháng 10 năm 1870, hoặc là thắng lợi lớn của quân Phổ trong trận Loigny vào ngày 2 tháng 12 năm 1870). Quân Phổ cũng giành chiến thắng như chẻ tre ngay từ đầu cuộc chiến, trong một loạt các trận đánh huy hoàng tại Weissenburg, Wörth, Spicheren, MetzSedan, buộc Napoléon III phải đầu hàng. Cho đến ngày 17 tháng 12 năm 1870, trong tổng số 3600 tên lính Lê dương Pháp, chỉ có 1.000 người còn sống sót.[1] Các đơn vị Lê dương Pháp lại tham gia cuộc đàn áp Công xã Paris vào tháng 4 và tháng 5 năm 1871.

Xâm lược Việt Nam (1883)

Ngày 18 tháng 11 năm 1883, 600 lính Lê dương Pháp đổ bộ xuống Bắc Kỳ của Việt Nam. Họ là lực lượng bổ sung cho quân đội viễn chinh Pháp do đô đốc Amédée Courbet chỉ huy lúc này đang xung đột với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. Ngày 16 tháng 12 năm 1883, Lê dương Pháp nổ súng lần đầu tiên trên đất châu Á trong cuộc đánh chiếm thành Sơn Tây. Được tiểu đoàn 2 tiếp viện tháng 2 năm 1884, các đơn vị Lê dương đã tiếp tục chiếm thành Bắc Ninh, các đơn vị này cũng tham gia trận chiến tại thành Tuyên Quang từ 26 tháng 1 đến 3 tháng 3 năm 1885. Ngày 1 tháng 2 năm 1885, các tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn nước ngoài số 1 tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam. Tiểu đoàn 3 đã tham gia cuộc đánh chiếm thành Lạng Sơn ngày 4 tháng 2. Riêng tiểu đoàn 4 của trung đoàn 2 đã tiến sang đảo Đài Loan vào tháng 1 năm 1885 để tham chiến chống lại các lực lượng Trung Quốc, họ ở lại đây cho đến khi Hòa ước Pháp-Thanh được ký ngày 21 tháng 6 năm 1885 thì quay trở lại Bắc Kỳ. Sau khi Bắc Kỳ hoàn toàn rơi vào tay quân Pháp, các lực lượng Lê dương bắt đầu phải tham gia dẹp các cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra liên tiếp tại đây.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, bắt đầu từ tháng 8 năm 1914, hàng nghìn người nước ngoài đã tham gia chiến đấu vì nước Pháp. Tổng cộng đã có 42.883 người tình nguyện thuộc 52 quốc tịch khác nhau trong đó phần đông là người Nga, Ý, Thụy Sĩ, Bỉ và Anh. Họ đã được tập hợp trong 5 trung đoàn bộ binh. Tuy vậy do những thiệt hại lớn trong giai đoạn đầu của cuộc chiến cũng như nhiều binh sĩ trở về chiến đấu cho tổ quốc của họ, ngày 11 tháng 11 năm 1915 bộ chỉ huy quân đội Pháp đã quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh Lê dương (Régiment de marche de la Légion étrangère - RMLE). Đơn vị này đã tham chiến trong các trận đánh lớn nhất ở Thế chiến như trận Somme, trận Verdun và trở thành một trong những đơn vị có nhiều danh hiệu nhất của quân đội Pháp.

Bên cạnh đó, một đơn vị Lê dương khác cũng được thành lập ở châu Phi, đó là Trung đoàn bộ binh Algérie (Régiment de Marche d'Algérie - RMA) gồm những người zouave và lính bản xứ người Algérie. Đơn vị này đã tham gia trận Dardanelles (1915) và chiến đấu trong quân đội Viễn Đông Pháp trên mặt trận Salonique giai đoạn 1916-1918.

Tổng cộng đã có trên 6.000 légionnaire tử trận trên chiến trường Pháp và Balkan. Tính riêng RMLE đã có 115 sĩ quan bị giết, bao gồm 2 đại tá, 12 thiếu tá và 21 đại úy.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Lính Lê dương trong chiến tranh Đông Dương (năm 1954)

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 3 tháng 9 năm 1939, do những xung đột chính trị ở nhiều nước châu Âu, số lượng tình nguyện tham gia Lê dương tăng vọt lên tới 48.924 người (tính đến ngày 9 tháng 5 năm 1940). Số lượng người tình nguyện lớn đã cho phép đội quân Lê dương Pháp thành lập thêm các đơn vị mới, các đơn vị này tham chiến chủ yếu ở chiến trường châu Phi, họ đã phòng thủ Bir Hakeim trong cuộc tấn công của Quân đoàn Phi châu (Đức Quốc xã) và người Ý. Kết thúc trận đánh này, quân Pháp tự do chịu thiệt hại nặng nề, quân nhu cạn sạch, nên phải tiến hành rút lui ra khỏi Bir Hakeim. Quân Lê dương Pháp cũng tham chiến cùng phe Đồng Minh trong trận El Alamein thứ hai, trong đó bọn họ được quân Đồng Minh giao nhiệm vụ cho chiếm đoạt cứ điểm của Quân đội Ý.[2]

Chiến tranh Đông Dương

Trong Chiến tranh Đông Dương từ năm 1946 đến năm 1954, đã có khoảng 72.833 sĩ quan và binh lính Lê dương tham chiến tại chiến trường Đông Dương, trong số này hơn 10.283 người đã chết bao gồm 309 sĩ quan, 1.082 hạ sĩ quan và 9092 binh sĩ Lê dương. Phần lớn thiệt hại của lực lượng Lê dương là tại trận Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch này, lực lượng Việt Minh đại thắng và gây cho Lê dương Pháp thiệt hại đến 1500 lính Lê dương. Đồng thời, 4.000 binh sĩ bị thương. Thất bại tại Điện Biện Phủ đã chấm dứt cuộc xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. Từ đó, ảnh hưởng của Pháp tại Đông Nam Á không còn nữa.

Cuộc chiến tranh Đông Dương là sự mất mát lớn nhất của quân đội Pháp và của quân đoàn Lê dương kể từ khi thành lập. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương và đặc biệt trong trận Điện Biên Phủ, các quân đoàn Lê dương chiêu mộ một số lượng lớn lính của Đức, bao gồm rất nhiều cựu binh sĩ SS bỏ chạy sau khi đơn vị mình bị đánh tan tác trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có những tiểu đoàn mà số lượng binh sĩ người Đức nhiều đến nổi mà các huy chương được thiết kế với hai ngôn ngữ (tiếng Pháp và tiếng Đức). Nhiều người trong số đó chết ở Đông Dương. Cái bài hát của Trung đoàn bộ binh nước ngoài số 2 là vì lý do này một bài hát bằng tiếng Đức.[3]Thế nhưng, rất nhiều lính Lê dương, đặc là lính Đức, rời bỏ hàng ngũ sang gia nhập lực lượng Việt Minh, trở thành chiến sĩ "Việt Nam mới", đánh lại quân Pháp như một thói quen.

Chiến tranh Algérie

Sau thất bại trong Chiến tranh Algérie, người Pháp buộc phải rút khỏi đất nước Bắc Phi này, kéo theo đó đội quân Lê dương cũng mất đi một trong những căn cứ chính của họ là Sidi-Bel-Abbès vốn được thành lập từ năm 1842.

Từ năm 1962

Đơn vị này đã tham gia một số cuộc xung đột tại Tchad (1969-1971), giải cứu con tin tại Kolwezi (Battle of Kolwezi) (Zaire, năm 1978), giải cứu Yasser Arafat tại Beyrouth đầu thập niên 1980, hỗ trợ người Pháp sơ tán trong các cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1991), Chiến tranh Bosnia (1993), xung đột ở Rwanda (1995), Côte d’Ivoire (từ năm 2002), chiến tranh Afghanistan lần thứ 2 (War in Afghanistan (2001–nay))